[tintuc]
Mái kính đang trở thành xu thế mới trong thiết kế xây dựng nhà hiện nay. Với nhiều ưu điểm vượt trội mái sảnh kính ngày càng được ưa chuộng. Vậy mái kính có kết cấu như thế nào? Sau đây hãy cùng Cầu Thang Việt tìm câu trả lời cho câu hỏi trên nhé.

1. Mái kính là gì?

Mái kính là một loại mái che được gắn với bức tường bên ngoài toà nhà hoặc lợp trên mái. Nó được làm từ kính cường lực, kính dán an toàn, kính phản quang hoặc kính cản nhiệt. Ngoài ra nó được kết hợp với khung chịu lực và hệ phụ kiện đồng bộ đi kèm để đảm bảo được tính chịu lực tốt, cũng như độ bền cao. Loại mái kính hiện đang được sử dụng nhiều nhất là mái kính sắt nghệ thuật. Vì không những che mưa, che nắng, hấp thụ ánh sáng tốt, mà nó còn dùng để trang trí, mang lại giá trị thẩm mỹ cao cho công trình.

Ket cau mai kinh, mai sanh kinh, mai che kinh cuong luc
Mái sảnh kính đẹp cho biệt thự


Tùy vào ví trí lắp đặt đặt, nhu cầu sử dụng và không gian của ngôi nhà mà mái kính còn có các tên gọi khác. Đó là mái hiên kính, mái sảnh kính, mái che kính, mái vòm kính, mái kính sân vườn, mái kính sân thượng, mái kính giếng trời…

2. Kết cấu của mái kính

2.1. Loại kính sử dụng làm mái che kính

Có 4 loại kính thường được sử dụng để làm mái kính như sau:
- Kính cường lực: Hiện đang là loại kính được khách hàng lựa chọn và sử dụng nhiều nhất để làm mái kính. Nó được tôi nhiệt lên tới ngưỡng 680 - 700 độ C và được làm nguội nhanh bằng khí mát để tạo sức căng bề mặt, có khả năng chịu va đập mạnh và chịu nhiệt tốt hơn. Mái kính cường lực ít có khả năng bị vỡ do thay đổi nhiệt độ. Hơn nữa kính cường lực khi vỡ sẽ "vụn như ngô", không sắc cạnh, do đó hạn chế tối đa tính sát thương của kính.

- Kính dán an toàn: là kết hợp của hai hay nhiều tấm kính được gắn kết với nhau bằng lớp lót keo chuyên dụng PVB dạng film. Kính an toàn có thể chịu được những tác động mạnh. Khi bị vỡ, các mảnh kính có vết nứt và vẫn bám chặt vào màng film, hạn chế tối đa thương tích và nguy hiểm cho người sử dụng. Kính an toàn có khả năng chống lại tác hại của tia cực tím, giúp bảo vệ sức khỏe của cả gia đình. Kính có độ trong suốt tuyệt đối nên mái sảnh kính không ảnh hưởng tới tầm nhìn và độ sáng của căn nhà.

Ket cau mai kinh, mai sanh kinh, mai che kinh cuong luc
Mái kính giúp che mưa nắng hiệu quả


- Kính phản quang: là loại kính phẳng được phủ lên bề mặt một lớp phản quang đặc biệt bằng oxit kim loại. Lớp phản quang này có tác dụng ngăn cản, giảm sự truyền nhiệt dư thừa và độ chói sáng, cân bằng ánh sáng thông thường và ngăn chặn tia UV gây hại cho con người, đem đến tầm nhìn thoải mái cho mắt.

- Kính cản nhiệt: được phủ lên bề mặt một lớp metalic siêu mỏng  Lớp metalic này giúp cho kính phát xạ nhiệt lượng chậm và làm giảm sự phát tán cũng như hấp thụ nhiệt chậm hơn. Ngoài ra, kính cản nhiệt còn có tính năng phản xạ lại ánh sáng mặt trời, giúp cho nhiệt độ được ổn định cũng như đảm bảo được độ sáng cao cho căn nhà.


2.2. Khung đỡ mái kính

Vật liệu chủ yếu được sử dụng để làm khung mái hiên kính là sắt, nhôm hoặc inox. Trong đó, loại sắt thép được dùng nhiều nhất là sắt đặc, thép dẹt, thép bản mã và thép hộp mạ kẽm. Khung đỡ sẽ được định hình, hàn gia cố cẩn thận, chắc chắn trước khi đặt kính lên trên. Đảm bảo được sau khi đặt kính lên sẽ có độ phẳng, dốc đều nhau, không để tình trạng võng làm đọng nước xảy ra.
- Khung sắt : Đây là vật liệu dùng để làm khung đỡ phổ biến nhất. Vì nó khá bền mà giá thành lại thấp, dễ tìm kiếm trên thị trường. Tuy nhiên, do tác động của môi trường bên ngoài dẫn tới sắt dễ bị rỉ sét, chính vì vậy họ phải sơn bên ngoài 1 lớp sơn tĩnh điện để tránh được những ảnh hưởng từ thời tiết như nắng, mưa.

Ket cau mai kinh, mai sanh kinh, mai che kinh cuong luc
Khung đỡ mái kính bền chắc, an toàn


- Khung nhôm : Trông rất nhẹ nhưng nó vẫn đảm bảo được độ cứng cần thiết cho công trình. Khung nhôm thường được lắp đặt với mái sảnh kính dạng treo…
- Khung inox : Về độ cứng, độ bền thì khung nhôm được so sánh ngang bằng hoặc có phẩn nhỉnh hơn so với khung sắt. Và một điểm cộng lớn nữa là khung nhôm sẽ không bị rỉ sét khi bị tác động bởi thời tiết bên ngoài, không phải sơn như sắt. Ngoài ra, inox có độ sáng bóng cao, nên xét về mặt thẩm mỹ chắc chắn sẽ trội hơn so với 2 loại phía trên.


2.3. Phụ kiện mái kính đi kèm 

Phụ kiện mái kính cường lực là hệ thống các trang bị giúp hoàn thiện mái kính. Tuy chỉ là những trang bị nhỏ nhưng lại có vai trò vô cùng quan trọng trong việc đảm bảo an toàn an ninh cho toàn bộ hệ thống mái kính.
Phụ kiện mái kính sắt nghệ thuật bao gồm: 
- Keo dán chuyên dụng: Đây là loại keo phù hợp với khí hậu thời tiết để tránh trường hợp vật liệu bị co ngót, giãn nở.
- Thanh đỡ mái kính: Có tác dụng đỡ kính dưới hoặc trên tùy theo nhu cầu. Một đầu được liên kết vào tường chịu lực, một đầu còn lại được liên kết vào tấm kính.
- Giằng mái kính: Một đầu được liên kết vào tường chịu lực, một đầu liên kết với thanh giằng
- Hệ thống chân nhện: Có cấu tạo gồm thân chân nhện, cầu nối chân nhện và bản mã chân nhện cùng một số loại phụ kiện khác đi kèm như các ốc, vít. Những bộ phận này kết hợp với nhau tạo thành một bộ hoàn chỉnh, giúp tăng khả năng bám dữ và kết nối của chân nhện đối với mặt kính.

Ket cau mai kinh, mai sanh kinh, mai che kinh cuong luc
Mẫu mái sảnh kính đẹp hiện đại



Trên đây là những thông tin bổ ích liên quan đến kết cấu của mái kính. Cầu Thang Việt hy vọng thông qua bài viết này sẽ giúp bạn tìm được mẫu mái kính phù hợp cho ngôi nhà mình. Mọi thông tin chi tiết về tư vấn lắp đặt vui lòng liên hệ:
Cầu Thang Việt
Địa chỉ: Số 25 Đường Mới - Hậu Dưỡng - Kim Chung - Đông Anh - Hà Nội
Hotline: 0961.077.333
Email: cauthangviet.ceo@gmail.com
Website: www.cauthangviet.vn
Fanpage: facebook.com/noithatcauthangviet/

[/tintuc]

Nhận xét

Có thể bạn quan tâm

;